Âm nhạc Chaconne cung Sol thứ

Một bản chaconne thường đặc trưng bởi một tập hợp các giai điệu biến thể trên một tiến trình hòa âm lặp đi lặp lại, và thường sáng tác ở một giọng thứ và nhịp ba. Giống như nhiều bản chaconne thời kỳ đầu của Baroque, chaconne cung Sol thứ cũng có chuỗi bốn âm giảm dần, bắt đầu bằng một đoạn bốn nốt của âm giai Sol thứ.[20] Bè trầm được lặp lại hơn 50 lần trong khi phần bè vĩ cầm ngày càng đi sâu vào các biến thể phức tạp dựa trên giai điệu chủ đề gốc. Mặc dù tác phẩm được sáng tác ở cung Sol thứ (2 nốt Si và Mi giáng ở hóa biểu), nhưng bản thảo ở Dresden chỉ bao gồm một dấu Si giáng trong hóa biểu, trong khi các nốt Mi giáng thì lại được chỉ định thủ công liên tiếp, đây là một hiện tượng thường thấy trong các bản thảo âm nhạc từ thế kỷ 18.[1] Phần vĩ cầm thay đổi giọng đột ngột giữa các biến thể trong một số đoạn, không giống đặc trưng của chaconne từ thời Baroque.[21]

Hình thức âm nhạc của chaconne có liên quan chặt chẽ với passacaglia, một hình thức âm nhạc khác thường được sử dụng trong thời kỳ Baroque.[22] Một điệu passacaglia cũng bao gồm một tập hợp các giai điệu biến thể có liên quan, nhưng các đoạn biến thể sẽ chia sẻ[lower-alpha 4] một giai điệu lặp lại trong dòng âm trầm, chứ không phải là một chuỗi các giai điệu hòa âm chung tất cả như chaconne.[20] Trong khi bản chaconne cung Sol thứ bị gán mác "chaconne" từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1867, nhưng một số nhà âm nhạc học đã gợi ý rằng tác phẩm nên được mô tả là một "passacaglia" sẽ chính xác hơn là một chaconne, do sự lặp đi lặp lại của bè trầm trong bản nhạc.[1][7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chaconne cung Sol thứ https://anno.onb.ac.at/cgi-content/anno-buch?apm=0... https://anno.onb.ac.at/cgi-content/anno-buch?apm=0... https://www.clevescene.com/scene-and-heard/archive... https://link.gale.com/apps/doc/A426542389/AONE https://link.gale.com/apps/doc/A426653577/ITOF https://newcriterion.com/issues/1983/9/the-philhar... https://www.nytimes.com/1950/12/10/archives/luigi-... https://proquest.com/docview/124784160 https://proquest.com/docview/1273174 https://proquest.com/docview/148253299